Xóa cận, loạn không lật giác mạc - không đau, không biến chứng với công nghệ CLEAR
Chị N.T.D.Y, chuyên kinh doanh quần áo online, ngụ tại H.Nhà Bè (TP.HCM) chia sẻ: "Tài khoản Facebook bán hàng đã dùng hơn 5 năm vừa bị khóa nhưng không rõ nguyên nhân. Facebook này có rất nhiều khách hàng quen nên bị mất là tôi không thể nào bán hàng được, nhất là vào dịp tết cuối năm. Tôi làm đủ mọi cách để kháng cáo nhưng không được. Nhờ nhiều người quen am hiểu về công nghệ cũng không khôi phục được tài khoản. Tôi đành tạo một trang Facebook khác nhưng như thế chẳng khác nào phải xây nhà lại từ đầu, rất chán nản". Chị N.T.B.D., ngụ tại TP.Hải Dương, chuyên kinh doanh hàng Nhật xách tay cũng gặp phải trường hợp mất trang Facebook cá nhân đang sử dụng. "Facebook không hề thông báo trước lý do cụ thể để người dùng khắc phục lỗi. Tôi bán hàng online mà bị khóa Facebook nên bị mất hết thông tin đặt hàng tết của khách, phải nhờ từng người báo đơn lại" - chị Diệp than thở.Chia sẻ với PV Thanh Niên, ông Võ Đỗ Thắng, Giám đốc Trung tâm Tư vấn An ninh mạng Athena nhận định: "Tình trạng Facebook khóa tài khoản hàng loạt là một hiện tượng bất thường đang diễn ra hiện nay. Nhiều người đã gửi báo cáo cho tôi và nhờ can thiệp, trong số đó có nhiều tài khoản bị khóa một cách vô lý cho dù đã sử dụng hàng chục năm. Đây là các tài khoản cá nhân bị Facebook yêu cầu xác thực. Mặc dù chủ tài khoản đã cung cấp CCCD, xác thực khuôn mặt, xác thực thẻ tín dụng... nhưng vẫn bị khoá tài khoản không cho kháng cáo, không cho yêu cầu xem xét lại. Với lý do không chính đáng ngoài việc thông báo mơ hồ vi phạm tiêu chuẩn cộng đồng".Không chỉ trên Facebook, nhiều tài khoản TikTok gần đây cũng bị "bay màu" hàng loạt không rõ nguyên nhân. Trao đổi với Thanh Niên về vấn đề này, ông Huỳnh Kim Tước, Chủ tịch Tiểu ban Công nghệ và Chuyển đổi số thuộc Hiệp hội Thương mại Mỹ tại Việt Nam (AmCham), từng có thời gian dài làm đại diện Facebook tại Việt Nam, chia sẻ: "Đúng là gần đây có hiện tượng nhiều tài khoản Facebook bị khóa đột ngột, ngay bản thân của tôi cũng có vài tài khoản quảng cáo cũng bị khóa và chưa kháng cáo được. Về hiện tượng này, theo tôi là xuất phát từ những báo cáo về các hiện tượng bất thường tại thị trường, cụ thể ở đây là Việt Nam. Ví dụ, Facebook phát hiện ra tình trạng vi phạm pháp luật, vi phạm quy định và nguyên tắc cộng đồng đang tăng lên cao thì họ sẽ có chiến dịch để hạn chế. Trong quá trình này họ sẽ dùng công nghệ AI để quét chứ không thể dùng thủ công để rà soát. Do đó, sẽ có nhiều trường hợp bị ảnh hưởng dù họ không có hoạt động nhiều, và một số trường hợp cho rằng mình bị khóa vô cớ. Tuy nhiên, trong các trường hợp này có thể kháng cáo, trả lời và cập nhật thông tin cần thiết để Facebook có thể xem xét". Thực tế hiện nay, việc kháng cáo để lấy lại tài khoản rất khó khăn, thậm chí ít khi được xem xét. Theo ông Huỳnh Kim Tước, trong trường hợp này thì trên thị trường có một số đại lý (agency) có mối quan hệ với Facebook và đã có quá trình làm việc, quảng cáo với Facebook có thể đứng ra bảo lãnh, xác nhận để Facebook xem xét, ưu tiên trong việc khôi phục tài khoản. Đó là lý do trên thị trường hiện nay có nhiều cá nhân đứng ra nhận dịch vụ lấy lại tài khoản và thu phí. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp mạo danh để lừa đảo. Ông Ngô Minh Hiếu (Hiếu PC), chuyên gia dự án Chongluadao.vn cũng cho biết: "Thực tế là có một số cá nhân, agency có mối quan hệ với Facebook, có khả năng và uy tín để bảo lãnh để khôi phục tài khoản Facebook bị khóa. Tuy nhiên có rất nhiều người mạo danh quảng cáo dịch vụ lấy lại tài khoản bị khóa và lừa đảo. Ngay bản thân tôi cũng thường xuyên bị người khác mạo danh để lừa đảo lấy tiền để khôi phục tài khoản. Do đó, người dùng cần phải hết sức tỉnh táo và nên xác minh rõ người hỗ trợ có thật sự có khả năng hay không". Trao đổi với PV, đại diện TikTok tại Việt Nam cho biết: "Với những trường hợp vi phạm nguyên tắc cộng đồng của TikTok như livestream bán hàng không đúng quy định, livestream chửi bới, có ngôn từ thù địch và miệt thị người khác thì sẽ bị khóa. Điển hình như trường hợp mới đây, tài khoản TikTok của một nhân vật nổi tiếng chửi bới khi đang livestream cũng đã bị khóa. Một số tài khoản khác nếu tham gia bình luận (comment) vào luồng livestream và có cùng cảm xúc hay ủng hộ tinh thần cho người livestream chửi bới, xúc phạm hay miệt thị người khác thì cũng sẽ bị khóa".VinFast vượt doanh số Honda trong phân khúc ô tô điện
Nhóm 6 của vòng loại khu vực TP.HCM có đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM, đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM, đội Trường ĐH Sư phạm TP.HCM và đội Trường ĐH QL&CN TP.HCM. Đây được đánh giá là bảng đấu "tử thân", khi có 2 đến 3 đội bóng có thực lực.Trong đó, đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM dưới sự dẫn dắt của cựu tuyển thủ Cảng Sài Gòn Nguyễn Văn Tuấn (biệt danh Tuấn đen) đang có tham vọng rất lớn. Ông Tuấn cho biết: "Sau một năm, kể từ ngày chia tay đầy đáng tiếc ở giải Thanh Niên sinh viên Việt Nam 2024, các cầu thủ của chúng tôi vẫn miệt mài tập luyện, thi đấu giao hữu, tham gia các giải đấu nội bộ và phong trào. Các bạn đã tiến bộ về chuyên mộn, đề án, chiến lược mà ban huấn luyện đưa ra đều được hoàn thành tốt. Bằng chứng là tại giải bóng đá sinh viên ĐHQG TP.HCM 2024 ở Bình Dương vừa qua, các cầu thủ đã thi đấu rất tốt, tạo cảm hứng động lực tràn trề cho các cầu thủ cống hiến tại mùa giải năm nay. Đội Trường ĐH Bách khoa TP,HCM sẽ cố gắng, tập luyện cật lực để có một phong độ tốt nhất ở giải đấu lần này. Chúng tôi sẽ cố gắng ở từng trận, để có mặt ở vòng chung kết".Ở nhóm 6, đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM phải cạnh tranh trực tiếp với đội Trường ĐH Nông Lâm TP.HCM. Đội Trường ĐH Nông Lâm luôn là cái tên đáng gờm và được xem là sáng giá nhất cho ngôi nhất của nhóm 6 để giành vé vào vòng play-off.Trước khi hai đội đụng độ nhau, đội Trường ĐH Bách khoa TP.HCM cần phải giành chiến thắng ở các trận đấu còn lại nhằm tích lũy điểm số. Đội Trường ĐH QL&CN TP.HCM bị đánh giá yếu hơn, đội bóng của HLV Tuấn đen có sự chuẩn bị kỹ càng hứa hẹn sẽ giành 3 điểm trận ra quân.
Tuyển sinh lớp 10: Học sinh TP.HCM có thể đăng ký tối đa bao nhiêu nguyện vọng?
Trước khi thực hiện chuyến đi, Trịnh Dương Linh đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trong một thời gian dài. Chàng trai thuộc thế hệ Gen Z (nhóm người được sinh trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến 2012) này đã tìm hiểu từ mạng internet, tập GYM, tập chạy bộ để nâng cao sức khỏe, sức bền, học hỏi kinh nghiệm từ những người đi trước và tham gia nhiều lớp học kỹ năng sống để làm hành trang cho thử thách xuyên Việt của mình.
Chương trình Tư vấn mùa thi lần thứ 27 tổ chức tại Trường THPT Phan Châu Trinh (Q.Hải Châu, TP.Đà Nẵng) sáng mai có sự tham gia tư vấn trực tiếp của các khách mời đại diện Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT và các chuyên gia đến từ các trường ĐH, CĐ… trên toàn quốc. Các khách mời sẽ giới thiệu, cung cấp, giải đáp những thông tin mới nhất về quy chế thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH 2025. Chương trình Tư vấn mùa thi năm 2025 do Báo Thanh Niên phối hợp với Bộ GD-ĐT, Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Sở GD-ĐT TP.Đà Nẵng, Trường THPT Phan Châu Trinh có sự đồng hành của hơn 30 đơn vị giáo dục.Trao đổi với PV Thanh Niên ngày 22.2, ông Mai Tấn Linh, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TP.Đà Nẵng, cho biết vào cuối tháng 1.2025, Sở GD-ĐT TP.Đà Nẵng đã có văn bản gửi đến các trường THPT trên địa bàn thông báo, hướng dẫn cho khoảng 5.000 học sinh (HS) tham dự trực tiếp chương trình tổ chức tại Trường THPT Phan Châu Trinh. Ngoài ra, đối với các trường không có điều kiện dự chương trình trực tiếp, nhà trường sẽ tổ chức theo dõi chương trình truyền hình trực tuyến trên các kênh Thanh Niên trong khi chương trình diễn ra.Với sự hỗ trợ đường truyền internet siêu tốc độ cao - công nghệ XGSPON của VNPT Đà Nẵng, chương trình sẽ được truyền hình trực tuyến xuyên suốt trên nhiều kênh của Thanh Niên như: thanhnien.vn, Facebook.com/thanhnien và YouTube, TikTok Báo Thanh Niên... Năm 2025 được xem là cột mốc đặc biệt khi lứa HS đầu tiên học theo chương trình Giáo dục phổ thông 2018 tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH-CĐ với nhiều đổi mới. Lần đầu tiên sau nhiều năm, kỳ thi tốt nghiệp THPT có những điều chỉnh lớn và công tác tuyển sinh ĐH-CĐ cũng thay đổi theo để phù hợp tình hình mới. Tại chương trình Tư vấn mùa thi diễn ra cả ngày mai 23.2 ở TP.Đà Nẵng, GS-TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng (Bộ GD-ĐT), sẽ cung cấp những thông tin mới, "nóng" nhất về thi tốt nghiệp THPT và tuyển sinh ĐH, CĐ năm 2025. Ngoài việc chia sẻ thông tin định hướng ra đề thi năm 2025, GS-TS Huỳnh Văn Chương sẽ hướng dẫn các thí sinh tự do học chương trình cũ (chương trình 2006) dự thi và công tác ra đề thi đảm bảo quyền lợi cho mọi thí sinh.Việc đại diện Bộ GD-ĐT trực tiếp cung cấp thông tin chính xác, giải đáp thắc mắc về quy chế tuyển sinh và những băn khoăn về nghề nghiệp của HS sẽ giúp HS an tâm trước khi bước vào kỳ thi. Tại khuôn viên Trường THPT Phan Châu Trinh, nhiều thông tin quan trọng liên quan đến việc chọn ngành, chọn nghề ở các khối ngành như khoa học tự nhiên - kỹ thuật, kinh tế - khoa học xã hội - sư phạm… của HS sẽ được các chuyên gia đến từ các trường CĐ, ĐH trên cả nước tư vấn chuyên sâu. Chương trình sáng 23.2 có các chuyên gia tư vấn gồm: - GS-TS Huỳnh Văn Chương, Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD-ĐT. - TS Nguyễn Đức Quận, Phó trưởng ban Đào tạo - ĐH Đà Nẵng. - TS Võ Thanh Hải, Phó giám đốc thường trực ĐH Duy Tân. - TS Lê Văn Tường Lân, Trưởng ban Đào tạo và công tác sinh viên - ĐH Huế. - TS Đinh Thị Thu Hồng, Phó hiệu trưởng Trường Kinh doanh, ĐH Kinh tế TP.HCM. - Thạc sĩ Ngô Văn Sơn, phụ trách Phòng Đào tạo và công tác sinh viên, Trường Du lịch - ĐH Huế. - TS Lê Trung Đạo, Phó hiệu trưởng Trường ĐH Tài chính Marketing. - TS Phạm Xuân Hùng, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Kinh tế (ĐH Huế). - ThS Cao Quảng Tư, Giám đốc tuyển sinh Trường ĐH Quốc tế Sài Gòn. - TS Nguyễn Duy Nghiêm, Giám đốc ĐH Greenwich Việt Nam - cơ sở Đà Nẵng. - TS Trần Đăng Khải, Trưởng khoa Xây dựng Học viện Hàng không Việt Nam.Chương trình chiều 23.2 sẽ được chia thành 2 phần.Phần 1: Đại diện các trường ĐH, CĐ sẽ giải đáp, giới thiệu thông tin, định hướng cho HS chọn ngành, nghề "hot" trong thời gian đến. - PGS -TS Trần Viết Long, Trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Luật -ĐH Huế. - TS Huỳnh Trung Phong, Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ SV và phát triển khởi nghiệp - Trường ĐH Sư phạm TP.HCM. - TS Nguyễn Đức Mận, Phó trưởng khoa Đào tạo quốc tế ĐH Duy Tân.- TS Đỗ Trọng Tuấn, Phó hiệu trưởng thường trực Trường ĐH Đông Á. - Th.S Trần Thị Hương Quỳnh, Phó trưởng phòng Đào tạo Trường ĐH Phú Xuân. - TS Trần Văn Anh, Hiệu trưởng Trường CĐ Đại Việt.Phần 2: Học sinh giao lưu, trò chuyện cùng nhân vật truyền cảm hứngĐể giúp các em HS tự tin hơn trong lựa chọn và quyết định, tại phần 2 chương trình, PGS-TS Nguyễn Thành Đạt, Phó trưởng ban Đào tạo và đảm bảo chất lượng giáo dục, Bí thư Đoàn ĐH Đà Nẵng (gương mặt tiến sĩ trẻ truyền cảm hứng ở Tư vấn mùa thi 2023) sẽ quay lại với chương trình để cùng trao đổi, chia sẻ với HS về việc học tập, chọn ngành, chọn nghề. PGS-TS Nguyễn Thành Đạt cũng sẽ có dịp động viên, lưu ý các em vững tâm, ổn định sức khỏe để bước vào kỳ thi quan trọng nhất của đời HS.Bên cạnh đó, tại khuôn viên Trường THPT Phan Châu Trinh, điểm nhấn của chương trình ở TP.Đà Nẵng là gần 5.000 HS sẽ được trải nghiệm nhiều hoạt động sôi nổi tại hơn 30 gian hàng triển lãm của các trường ĐH, CĐ, trung tâm du học… Các tư vấn viên tại gian hàng sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc, băn khoăn của HS để có sự lựa chọn ngành nghề phù hợp với năng lực, sở thích và hy vọng nghề nghiệp tương lai.
Đăng kiểm tăng vọt trước lễ
Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 3.2 đã ra lệnh cho chính phủ nước này thành lập một quỹ đầu tư quốc gia đầu tiên trong vòng một năm tới. Ông cũng đề cập khả năng quỹ này có thể được sử dụng để mua lại ứng dụng TikTok."Các quốc gia khác đều có quỹ đầu tư quốc gia, dù họ là những nước nhỏ hơn nhiều so với Mỹ. Mỹ có tiềm năng to lớn, thực sự rất lớn", ông Trump nói.Tuy nhiên, ông Trump không cung cấp nhiều chi tiết cụ thể, và cách thức hoạt động của quỹ này vẫn còn là một ẩn số. Thông thường, các quỹ đầu tư quốc gia dựa vào thặng dư ngân sách để đầu tư, nhưng Mỹ hiện đang hoạt động trong tình trạng thâm hụt ngân sách. Ngoài ra, việc thành lập quỹ cũng có thể cần sự chấp thuận từ Quốc hội.Hiện chưa rõ quỹ sẽ hoạt động và được tài trợ như thế nào, nhưng ông Trump trước đây từng đề xuất rằng quỹ có thể được tài trợ thông qua "thuế quan và các biện pháp thông minh khác."Bộ trưởng Tài chính Mỹ Scott Bessent: "Chúng tôi sẽ thiết lập quỹ này trong vòng 12 tháng tới. Chúng tôi sẽ tối ưu hóa tài sản trên bảng cân đối kế toán của Mỹ vì lợi ích của người dân. Chúng tôi sẽ đưa các tài sản vào sử dụng và tôi nghĩ điều này sẽ rất thú vị".Theo Diễn đàn Quốc tế về Quỹ đầu tư Quốc gia, hiện có hơn 90 quỹ như vậy trên toàn thế giới, quản lý tổng tài sản lên đến hơn 8 nghìn tỉ USD.TikTok, ứng dụng có khoảng 170 triệu người dùng tại Mỹ, đã từng bị tạm ngừng hoạt động vào ngày 18.1, một ngày trước khi luật yêu cầu chủ sở hữu Trung Quốc ByteDance phải bán lại ứng dụng, nếu không sẽ bị cấm hoạt động. Sau khi nhậm chức vào ngày 20.1, ông Trump đã ký một sắc lệnh hành pháp nhằm hoãn việc thực thi luật này thêm 75 ngày.Nhà lãnh đạo cho biết ông đang đàm phán với nhiều bên về việc mua lại TikTok và có thể sẽ đưa ra quyết định về tương lai của ứng dụng này vào tháng 2.